Thursday, January 21, 2010

Thăng Hoa Phong Cách Sống

IMG_1513

Tự tin + Khoa học + Kiên nhẫn + Trách nhiệm + Ngoại ngữ giỏi = PR tốt?

Mới đọc được một bài "dễ thương" về công việc mình đang làm. Cute vì nó được mô tả khá đơn giản, dễ hiểu, dành cho những ai chưa biết PR là gì. Về lý thuyết, tính ra cũng không có gì sai. Nhưng tiếc thay, bước chân vào thực tế, nếu cứng nhắc áp dụng công thức, chỉ nắm chắc phần... thua.

Người làm PR cần bước qua thất bại, phá vỡ chiến tích cũ để nghĩ ra những ý tưởng mới hơn, độc đáo hơn. Hôm nay chẳng giống hôm qua, ngày mai càng khác hẳn. Không chỉ cập nhật theo thời cuộc, mà còn phải đi trước nó một bước: dự đoán và hình thành xu hướng. Điều này đòi hỏi trực giác mạnh.

Do đó, với PR, mình nghĩ nghề chọn người hơn là người chọn nghề. Nếu không hợp, lấy cần cù bù thông minh, bạn sẽ hụt hơi vì mãi chạy sau thiên hạ. You either have it or you don't. Công việc chỉ dành cho những ai sở hữu khả năng giao tiếp lưu loát, hệ ngôn ngữ vững, đồng thời có thói quen vận dụng tư duy sáng tạo từ bé.

Tiếp xúc vài nhân vật thành đạt trong ngành, thấy tính họ không khác nghệ sĩ mấy: ngẫu hứng và nghiêm túc, điên và tỉnh luôn song hành cùng nhau. Dù thuộc mảng kinh tế, nhưng mình xem PR như một dạng nghệ thuật ứng dụng, nơi cái tôi thăng hoa để làm đẹp cho chính bản thân và cuộc sống.

Mình đúng nghĩa "tay ngang", lười nữa chứ, chỉ biến thành miếng bọt biển hấp thụ kiến thức khi đụng vào món mình hứng thú. Cơ mà... tốt nhất là tự học và... lăn vào bếp. Thiết nghĩ, giờ vô trường, ai sẽ dạy mình làm tốt hơn những việc mình đang làm? Nếu tấm bằng đảm bảo a good-ass job thì chắc tỉ lệ thất nghiệp không cao thế. I'm fine, thanks.


IMG_1514

Nghề PR: Thu nhập cao nhưng nhiều áp lực

Mấy năm gần đây, nghề PR (hay còn gọi là quan hệ công chúng) ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều học sinh khi đăng ký hồ sơ thi đại học. Là một ngành mới, chương trình đào tạo ngành này cũng rất mới mẻ với đa số giờ học mang tính thực hành.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng đã mở chuyên khoa ngành đào tạo chính thức ngành Quan hệ công chúng từ năm 2007 và ngay lập tức đây trở thành khoa “hot” nhất trường với điểm chuẩn đầu vào thuộc hạng top.


Nghề PR cần những tố chất gì?

PR là một ngành mang tính sáng tạo cao và hầu như không có một khuôn khổ nhất định vì vậy thầy cô giáo trên giảng đường chỉ đóng vai trò là những người đồng hành giúp các sinh viên tự tin và phát huy tính sáng tạo của mình.

Để trở thành một PR giỏi, yếu tố đầu tiên chính là sự tự tin. PR là nghề yêu cầu tiếp xúc nhiều, bởi vậy yếu tố tự tin chính là điểm mạnh giúp các PR gây được ấn tượng đồng thời thuyết phục được khách hàng. Như vậy cũng có nghĩa nhân viên PR luôn luôn phải biết mềm dẻo và linh hoạt trong khi sử lý công việc. Dám bầy tỏ ý kiến của mình nhưng cũng đồng thời phải biết thuyết phục người khác – đó chính là yếu tố thành công của mỗi chiến dịch PR.


Tet Nokia 5530

Yếu tố thứ hai – cũng chính là yếu tốt thiết yếu – đó là khả năng lập kế hoạch một cách khoa học. Công việc của một nhân viên PR thường rất nhiều và rất đa dạng, từ những việc làm báo cáo hàng ngày, chuẩn bị tài liệu họp báo cho tới việc xây dựng hẳn một chương trình quảng bá thương hiệu, một cuộc họp báo hay một cuộc hội thảo khách hàng. Nếu không lập được kế hoạch làm việc cho bản thân một cách khoa học thì công việc sẽ ùn tắc, chất thành núi. Đây cũng chính là lý do vì sao các bạn trẻ mới vào nghề thường phải làm việc 12 tiếng một ngày mà vẫn chưa hết việc.

Là PR cũng đồng nghĩa là người chịu trách nhiệm chính cho hình ảnh của một hãng hay một công ty vì vậy yêu cầu của nghề này là cực kì khắt khe. Chỉ những người vô cùng kiên nhẫn mới chịu được áp lực của nghề “làm dâu trăm họ” này.

Một yêu cầu bất thành văn của các PR đó là trình độ ngoại ngữ tốt. Hầu hết công việc của PR đều là tiếp xúc với các khách hàng nước ngoài hoặc các chuyên gia nước ngoài vì hiện tại ở Việt Nam những người có kinh nghiệm trong ngành này vẫn còn ít. Các cuộc thi đầu vào cho nhân viên PR bao giờ cũng có vòng kiểm tra ngoại ngữ khá khắt khe.

Có nhiều ứng viên đã qua được hết kiểm tra trắc nghiệm và phỏng vấn nhưng lại trượt ở vòng kiểm tra ngoại ngữ vì yêu cầu quá cao. Lại có những người đã được nhận vào làm nhưng cũng phải bỏ cuộc sau vài tháng vì không có ngoại ngữ trong nghề như người ra trận mà không có súng.

Đọc tiếp →

No comments:

Post a Comment