Tuesday, March 29, 2011

Bi, Đừng Sợ!

t534554

Phim thành công là phim đạt giải thưởng? Hay phim thành công là phim dấy lên đa chiều dư luận, khiến khán giả phải mua vé vào rạp xem? Dù hiểu theo khía cạnh nào thì Bi, Đừng Sợ cũng đã ít nhiều "thành công" rồi. Suốt mấy tuần qua, từ báo chí đến các blog đều râm ran mải miết về nó, và mình cũng chịu khó tham khảo.

Vì sao ư? Hoang mang quá, hóa ra phim Việt Nam còn khó ngấm hơn cả các siêu phẩm Oscar. Theo như mình được biết, nhiều phóng viên văn nghệ đã tự vấn trình độ cảm thụ của bản thân sau khi xem xong.


4Rlxi

Dẫu đã có những bước tiến đáng kể trong vài năm gần đây, phim Việt vẫn bị chính dân Việt 'anti' không ít. Vì họ cho rằng chất lượng ở ta thua xa về mọi khâu - từ kịch bản, diễn xuất cho tới các hiệu ứng đặc biệt. Vì họ cho rằng truyền thông luôn dành mỹ từ để tâng bốc quá đà, nôm na "con hát mẹ khen hay", và chưa bao giờ thực sự hài lòng khi rời khỏi rạp. Ở vị trí hot blogger, mình đã quá quen thuộc với những phản hồi tương tự trong các entry.

Nên hiểu rằng, điều kiện vật chất và kinh tế ở ta chưa cao bằng Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc; chứ khoan hãy bàn tới Hollywood. Nếu giữ tinh thần so sánh ấy thường trực trong đầu, sẽ khó lòng đón nhận phim Việt lắm. Riêng mình vẫn tâm đắc những câu chuyện lấy nước mắt như Áo lụa Hà Đông, Cánh đồng bất tận; hoặc những khoảnh khắc hài hước từ Để Mai tính, Cô dâu đại chiến, Những nụ hôn rực rỡ, Hồn Trương Ba, vv. Tuy nhiên, ủng hộ và động viên không đồng nghĩa với việc ngậm bồ hòn làm ngọt, cổ súy các thể loại bom xịt nhảm nhí như Trai nhảy, Chuông reo là bắn hoặc Sài Gòn nhật thực. Tởm kinh khủng!

Riêng với Bi, Đừng sợ!, cảm giác cứ lấp lửng, chẳng biết nên yêu hay ghét? Xuyên suốt mạch phim đều đều 90 phút, mình chả thấy đoạn nào quá hấp dẫn hay lôi cuốn, dù chịu khó nhặt nhạnh sẽ bắt gặp vài tiểu tiết khá thú vị.


750456675_d0daaf5855_o

Thú thực, mình từng bị "lừa tình" bởi bài review trên VnExpress. Tác giả đã siêu nhân đến mức thấu hiểu những gì mà 99% người xem đều... mờ tịt. Nếu bạn thuộc tầng lớp... bình dân, phần tóm tắt này sẽ hiệu quả hơn, vì nó gói gọn chính xác những gì ta thấy trên màn ảnh:

Không khí gia đình “bình dị” này vốn chẳng vui vẻ gì, càng thêm ngột ngạt với sự có mặt của ông nội sau chuyến đi xa trở về, mang theo căn bệnh ung thư giai đoạn cuối. Bố Bi là một người đàn ông trung niên, hờ hững với mối quan hệ gia đình, chiều nào cũng lê lết ở quán bia tươi, nếu thấy bức bối thì đến “thả dê” với cô chủ tiệm gội đầu. Mẹ Bi hừng hực lửa tình, ngày ngày chăm chỉ ngồi chườm nước đá giúp bố chồng giảm cơn đau. Thỉnh thoảng, để giải tỏa cơn ẩn ức trước sự lạnh nhạt của chồng vì thích “phở” hơn “cơm”, bàn tay mơn trớn của cô con dâu cố tình “lạc chỗ”, khiến ông già gần đất xa trời bị kích dục thở gấp như sắp đứt hơi. Cô của Bi, một phụ nữ quá lứa lỡ thì, si mê một chàng trai trẻ sau một lần trót nhìn thấy “nguyên con” khi chàng đi vệ sinh ngoài bụi cây, vừa tự tìm sự thỏa mãn bằng cục nước đá, vừa háo hức giải tỏa “cơn khát” bằng việc phơi mình làm tình trên bãi đá giữa ban ngày với một người đàn ông quen biết. Chỉ có Bi vô tư hồn nhiên, lâu lâu lại phải mắt tròn mắt dẹt trước những “sự lạ” của người lớn, như mục sở thị một bác tắm truồng trong xưởng nước đá, hoặc thấy hai chú với trang phục Adam đủng đỉnh bước từ dưới sông lên, tồng ngồng trước một đám trẻ con đang ngồi chơi trên bãi cỏ. (Phụ Nữ)


bi_7

Phan Đăng Di cho biết: “Với tôi, điện ảnh không phải là kể những câu chuyện xung quanh những nhân vật được định hình trước một cách rõ nét, mà chính là bước vào thế giới của những con người rất đỗi bình thường để khám phá những gì bình dị nhất trong cuộc sống thường ngày của họ”.

Điều này càng khiến mình hoang mang hơn, bởi mình cũng có nhiều bạn bè xứ Bắc, và chưa từng nghĩ "cuộc sống thường ngày của họ" lại... giống thế! Ặc ặc.


i_31197_bi_dung_so!__1)

Để khách quan hơn, mình đã tham khảo vài ý kiến qua kênh Facebook.

Blogger Fernando Jose cho biết, đánh giá của em khi xem bản full là:

+ Nhiều cảnh sex thô thiển.
+ Nó giống 1 bộ phim tài liệu hơn.
+ Một vài tuyến nhân vật không liên quan.
+ Nhiều người nghĩ phim này chẳng có nội dung, em nghĩ khác. Phim xoay quanh gia đình của bé Bi, mỗi người một tính cách và hoản cảnh riêng, nhưng đều bị nằm trong khuôn khổ là lối sống của một gia đình Hà Nội ngày xưa: Không thực tế, không quan tâm đến gia đình, chỉ có bé Bi là vô tư, luôn nhìn người thân theo khía cạnh tốt dù họ không được như vậy. Nỗi sợ hãi của Bi dường như là nỗi sợ hãi của chúng ta trước những gì Bi bắt gặp (những cảnh trần truồng, những khuôn mặt vô hồn, giận dữ, và ngay cả với hình tượng của bé Bi trong đám tang của ông).
+ Đặc biệt, không hiểu sao em rất thích cảnh bé Bi đổi chiếc lá phong khô của ông bằng những chiếc lá tươi khác, và đem làm lạnh trái táo cùng những chiếc lá đó.

Mình cũng thích chi tiết cuối cùng mà Fernando nêu. Theo mình nghĩ, chiếc lá tượng trưng cho sự đổi mới, rằng Bi sau này sẽ không như ông và bố nó (ít nhất, ta có quyền hy vọng). Còn trái táo - biểu tượng của nhục dục - chính là điều tạo nên nỗi bức bối trong gia đình Bi vào những ngày nóng toát mồ hôi. Hành động đặt vào tủ đá, cho thấy Bi muốn quên đi nỗi sợ đau đáu nơi tiềm thức.

Tất nhiên, mình chỉ đoán thế thôi.


bi_1

Những đúc kết hài hước từ blogger Benjamin Ngô:

- Phim có yếu tố truyền thống và văn hóa dân gian: có một đoạn các em nhỏ hát Trống Cơm, và đám ma tại nông thôn miền Bắc.
- Phim đề cao tính cách tốt đẹp của người phụ nữ: cô của bé Bi sẵn lòng đội mưa trong bụi cây, rình xem mấy trai trẻ cởi trần đá bóng có "sơ hở" gì không.
- Phim có yếu tố tản văn: các cảnh, chi tiết rời rạc, thiếu nối kết, khiến mạch film vỡ vụn.
- Phim có yếu tố giáo dục sinh lý: những người ức chế tình dục có thể sử dụng đá (ice cube), nước đá để "hạ hỏa" như mấy nhân vật trong film. Đạo diễn nên được biểu dương về sáng tạo công dụng mới cho nước đá. Phim tốn rất nhiều nước và táo.
- Phim là bài học cảnh giác cho các bà vợ: ông chồng có thể bất lực ở nhà nhưng rất sung với cô gội đầu ôm.
- Phim có yếu tố Trần Anh Hùng: nhân vật người vợ của Kiều Chinh tuy hổng fải Vịt kìu nhưng nói giọng lơ lớ giống Trần Nữ Yên Khê, giúp khán giả hiểu rằng người Việt có thể hóa thân thành Vịt kìu rất tuyệt.
- Phim có yếu tố Vũ Ngọc Đãng: khá nhiều cảnh nam giới tắm tiên, show hàng trần trụi. Có lẽ là một thiếu sót khi không giao 1 vai cho Lương Mạnh Hải.
- Phim có yếu tố hiện đại: Bi đứng trên cánh đồng, nhìn thấy máy bay bay ngang qua, và hết film.
- Phim giúp khán giả rèn luyện tính kiên nhẫn: sau 90 phút thiếu cao trào, mạch truyện, khán giả có thể thở phào: May quá, hết gòi!

Source2

Mình nghĩ, phim hay cần sự đồng cảm từ khán giả, cho dù họ không cùng hoàn cảnh với nhân vật. Ta đâu cần rành rẽ ballet để sống cùng từng hơi thở của nàng Nina trong Black Swan? Ta cũng đâu cần rong ruổi khắp mọi cánh đồng mới thương cảm được cho Nương?



PS: Phim có nhiều cảnh nóng, dưới 18 đừng động vào, phỏng tay.

Facebook | WordPress | Yume | 360 Plus | Zing Me | Opera
Multiply | Blogspot | Tamtay | LiveJournal | AnyArena

No comments:

Post a Comment