Friday, October 8, 2010

Từ điển Idol – Kỳ 2: Vị Trí

8

Thu Trang: Chắc không phải là mình.
HMN: Chắc mình phải ra đi rồi ...

9

HMN: Kiểu này chắc cú là mình out. -.-
TT: Tội nghiệp MN ghê.
(Credit lời bình: Candle's Flame)

Trước khi bước vào kỳ 2, xin chúc mừng ban tổ chức đã xây dựng thành công vai diễn đầu tiên: The Bitch.

Trong chương trình America's Next Top Model, khi biết vài thí sinh than phiền hình ảnh của họ bị 'bóp méo', Tyra đã trả lời: "If you are not a bitch, nobody can make you a bitch." Khâu biên tập cùng lắm có thể nhúng tay vài lần, nhưng chẳng thể biến đổi trọn vẹn một con người. Nếu không thuộc về bản chất, khó mà tròn vai lắm. Để chứng minh điều đó, Thu Trang chia sẻ trên Facebook như sau:

"Quan trọng là sau đó mình làm được gì thôi. Cũng chỉ là cuộc chơi thôi mà, đứa nào có tiền đứa đấy thắng."

Hóa ra 14 ĐỨA lọt vào do lắm tiền hơn cô ấy, chứ không phải do họ trình diễn cuốn hút hơn, được khán giả yêu mến hơn.

Sáng hôm Trang bị loại, Terumi - bạn thân của em - đã gửi mình tin nhắn khá dài, toàn nói tốt về em. Mình muốn suy xét lại, nhưng chính Trang dập tắt ý định đó. Từ đầu đến cuối, em cư xử hệt như một bé bitch, dễ đoán đến... bất ngờ: Khởi đầu phủ nhận tên tuổi đi trước, nói xấu thí sinh khi còn đang trong cuộc, nửa đêm trốn ra ngoài đến sáng, đáp trả bloggers trên TV, và kết lại bằng màn ăn cháo đái bát ngoạn mục! Bravo!


4

Chương trình cho em một CƠ HỘI. Tiến xa được đến đâu, em vẫn cần trân trọng. Ai đời lại vả bôm bốp vào mặt 'mấy đứa' ôm em khóc bằng câu: "Đứa nào có tiền đứa đấy thắng." Hơ hơ. Em tìm sự công bằng à? Thế công bằng nào cho Phương Thảo, cho Ái Phương hả em?

Cách đây 3 năm, em đã thất bại thảm hại với Chuông Gió. Quan trọng sau đó làm được gì ư? Sau đó em vác mặt thi lại, và vẫn... chửi chương trình như em đã từng. Anh tặng em 2 chữ: Đáng Đời.

Sống là một nghệ thuật, và em chưa bao giờ là nghệ sĩ. Anh nghĩ em đã chọn nhầm nghề. Hoặc em nhắm Anh Tú nuôi em suốt đời, hoặc em lựa ngành khác, chứ giữ thái độ như hiện nay - 20 năm sau cũng chả đi tới đâu. Thank me later. You're welcome.


3

Let's begin.

Pimp - Nâng đỡ: Bạn sẽ nhận ra thí sinh được 'pimp' khi ban giám khảo dành nhiều lời khen hơn bình thường (nếu thành công), hoặc chủ động đưa ra lý do để bào chữa, biện minh (nếu chưa tốt). Họ còn được ưu ái góc quay, ánh sáng, vị trí kết chương trình, vv. Adam Lambert là thí sinh được pimp nhiều nhất trong lịch sử American Idol, nhưng xứng đáng.

De-pimp - Dìm hàng: Nếu producer cảm thấy thí sinh A tiến quá xa so với dự kiến, họ sẵn sàng yêu cầu đổi bài, đổi bản phối, đổi tone vào phút chót. Giám khảo sẽ soi mói hơn thường lệ, thậm chí chê đồng thanh. Phóng sự hời hợt. Đặt thí sinh vào death spot.

Edit - Biên tập: Xác định xong vai trò cho từng thí sinh, bộ phận biên tập sẽ zoom vào một số điểm nhấn nhất định để khai thác. Dễ hiểu khi những bạn nhàn nhạt thường văng sớm.


5

Pimp spot - Diễn cuối: Sở dĩ mang tên "vị trí lăng-xê", vì tất nhiên, một khán giả bình thường sẽ lưu tâm tiết mục cuối cùng nhất. Nghe đến bạn thứ 10, mấy ai nhớ thí sinh đầu hát gì nữa? Vả chăng, tổng đài bình chọn bắt đầu mở lúc 22h, tâm lý vừa xem xong thích quá vote luôn chứ sao? Nếu tham khảo DialIdol (trang web thống kê lượt bình chọn qua điện thoại của American Idol), sẽ thấy bạn hát cuối thường sở hữu số phiếu vượt trội so với mức trung bình.

Dead spot: "Vị trí nguy hiểm" - di chuyển theo từng vòng. Thưở xưa, 1st = dead. Tuy nhiên, sau đó fan fan biết đề phòng, nên dead spot chuyển dần sang thứ 2 hoặc thứ 4. Nhà đài sẽ giúp hạt giống né dead spots, cho đến khi fanbase họ vững vàng.


6

The frontrunners (The seeds - Hạt giống): Bao gồm những thí sinh dung hòa mọi yếu tố (Phương Vy), hoặc hoàn toàn khác biệt (Thanh Duy), hoặc dễ khai thác câu chuyện (Ngọc Ánh), hoặc đảm bảo tiếng vang hậu cuộc thi (nhằm gầy dựng uy tín lâu bền cho chương trình). Hạt giống chỉ bật lên khi cạnh tranh trong môi trường khắc nghiệt, vậy nên các bạn Idol đừng than thở vì sao chế độ ăn uống kém quá, haha. Chịu khó thích nghi đi.

The overrated one (the fake frontrunner): Nếu kẻ chiến thắng xuất hiện quá sớm, khán giả sẽ ngáp dài và chuyển kênh. Ít nhất đến top 5, bạn mới hiểu chương trình thực sự muốn 'đẩy' ai. Vài nhân vật ầm ĩ trước đó, thực chất chỉ để lòe khán giả thôi, thậm chí dễ bị đánh rớt để... gây sốc. Fake frontrunners - điển hình là Danny Gokey hoặc Danyl Johnson - sở hữu khả năng nhất định, song thường được tâng bốc quá đà so với thực tài của họ.


2

The plant: Ca sĩ đã đi hát nhiều năm, đầy kinh nghiệm trình diễn, thậm chí phát hành CD rồi. Producers cố tình chọn vào, bởi muốn nâng cao chất lượng cho chương trình. Bạn thấy chơi chữ hay không? The plant = cái cây, đâu còn sự non nớt của hạt giống nữa, hehe.

The cannon fodders: Những người có zero cơ hội chiến thắng, đứng vào chỉ để thêm màu sắc, đẹp đội hình.

The dark horse - ngựa ô: Thí sinh được nhà đài hạn chế pimping ngay từ đầu (cố tình hoặc thực sự bỏ quên), sau đó đột ngột bứt phá và trở thành ứng cử viên nặng ký.


1

Backstory: Câu chuyện đằng sau mỗi thí sinh - Gia đình, công việc, thói quen, sở thích, nỗi sợ, ...

Sobstory: Câu chuyện buồn nhằm lấy nước mắt khán giả. Quả này dựng không khéo sẽ dễ bị kể lể rất phô.

Drama: Mâu thuẫn giữa các thí sinh sẽ hình thành kịch tính, trên sân khấu hoặc trong môi trường sống chung.

Shock Elimination: Sau khi chăm con gà đầu tiên béo mập bởi lời khen, chương trình sẽ đem ra 'thịt' trước sự bàng hoàng của chính gà và cả người xem - Hay vậy mà rớt sao??? Phản đối! Phản đối! Phản đối! Công chúng càng quan tâm, truyền thông càng khai thác --> Rating tăng vọt.

Rating: Tỉ suất người xem chương trình. Rating càng cao, đơn vị tài trợ càng hài lòng, càng dễ tăng giá bán quảng cáo.

Thế đã.


7

2 quả này...

—————

Tham khảo:

Hiện nay, nhiều kênh mạng xã hội đang bị chặn, dẫn đến việc theo dõi blog khó khăn. Do đó, mình quyết định đăng tải bản full các bài viết khắp hệ thống blog Robbey. Hãy chọn đường link thuận tiện nhất cho nhu cầu duyệt web của bạn. Enjoy!

Facebook | WordPress | Yume | 360 Plus | Zing Me | Opera
Multiply | Blogspot | Tamtay | LiveJournal | AnyArena

No comments:

Post a Comment